Giới thiệu cuốn sách: Tôi tư duy tôi thành đạt

Tôi tư duy tôi thành đạt cuốn sách thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống.

Đứng trước một vấn đề ta luôn có 2 lựa chọn, 1 là đương đầu đối diện với nó và hai là chấp nhận bỏ qua nó. Và đương nhiên rồi, cách đương đầu đối diện bao giờ cũng có những kết quả tích cực hơn là bỏ qua. Nhưng đương đầu với vấn đề ta cũng có 2 lựa chọn để đối phó, 1 là đặt câu hỏi làm thế nào? (How) và 2 là đặt câu hỏi tại sao? (Why). Và John.C Maxwell đã quan sát và biết được rằng, người biết đặt câu hỏi thế nào thì luôn tìm được công việc hợp lý còn người đặt câu hỏi tại sao thì luôn trở thành những nhà lãnh đạo. Sự khác nhau giữa người thành công và người thất bại chính là cách họ Tư duy. Vậy người thành công có cách tư duy của người thành công, và liệu có học được cách tư duy thành công không, John C. Maxwell đã viết lên quyển “Tôi tư duy, tôi thành đạt” để hướng dẫn bạn đọc cách thức để tư duy. Ông cho rằng, tư duy phải là tổng hòa của sự quan sát, trải nghiệm nghĩa là mọi mảnh ghép kết hợp với nhau để tạo ra hiệu ứng tổng thể rồi dẫn đến chất lượng trường tồn.

Tác giả đã đưa ra 11 mảnh ghép chính là 11 chương trong cuốn sách Tôi tư duy tôi thành đạt mà những người có thể đạt được nhiều điều vĩ đại.

Mảnh ghép thứ 1 chính là sự thông thái của tư duy nhìn xa trông rộng

Tư duy nhìn xa trông rộng, bạn phải lùi ra xa mới thấy được rừng

“Đằng nào bạn cũng phải tư duy, vậy tại sao không tư duy một cách tổng hợp hơn” Đó là câu nói của tổng thống Mỹ Donald Trump khi làm kinh doanh bất động sản. Những người có tư duy nhìn xa trông rộng họ luôn có tâm lý học hỏi không ngừng, lắng nghe nhiệt tình và có một tầm nhìn bao quát. Lợi ích của tư duy nhìn xa trông rộng mang lại đó là giúp bạn đi những nước cờ đúng đắn với vai trò người lãnh đạo, nâng cao sự hoạt động của nhóm và sẵn sàng để dấn thân vào khai phá những điều mới mà mình chưa từng khám phá trước đó. Cách để có thể tư duy nhìn xa trông rộng đó là hãy học từ những kinh nghiệm, học từ sự sáng suốt của người khác và chắc chắn rằng phải luôn có một tâm lý không ngừng học tập, không ngừng lớn khôn và không ngừng nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Chúng ta phải lùi ra xa thì mới thấy được rừng.

Mảnh ghép thứ 2 là giải phóng tiềm năng của tư duy tập trung

Tập trung vào công việc, như thể đấy là việc duy nhất mình được làm.

“Anh ấy làm mỗi việc như thể đấy là việc duy nhất mà anh ấy làm” đấy là tiêu chí mỗi khi thực hiện công việc, mỗi khi một việc gì đó được quyết định làm thì nó xứng đáng phải làm thật tốt. Trong công việc cũng giống như trong gôn, mục tiêu luôn là động cơ thúc đẩy. Một bộ óc chưa trưởng thành sẽ nhảy từ thứ này qua thứ khác, một bộ óc trưởng thành tìm kiếm một thứ và phát triển thứ đó kỹ càng. Vậy cách làm thế nào để có tư duy tập trung? Điều đầu tiên đó là phải có mục tiêu, 3 tiêu chí để đặt ra mục tiêu đó là phải đủ rõ ràng để tập trung, vừa sức để đạt được, đủ hữu ích để thay đổi cuộc sống. Khi có mục tiêu rồi chúng ta phải nhận dạng được những ưu tiên trong các đầu việc, hãy dùng 80% năng lực của mình cho 20% những việc quan trọng nhất. Và sẵn sang từ bỏ, nói KHÔNG với những việc không nằm trong mục tiêu. Steve Job cũng từng nói về việc từ bỏ này để cho sự tập trung đó là “Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm”.

Mảnh ghép thứ 3 là khám phá sự thú vị của tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo

“Nguồn tài nguyên quý giá nhất bạn mang đến cho công việc và nơi làm việc của bạn là sự sáng tạo”. Người có tư duy sang tạo thường đánh giá cao những ý tưởng mới, nghiên cứu kỹ các lựa chọn và chấp nhận những hồ nghi. Họ thường không sợ thất bại, họ thực hiện kết nối những gì không thể kết nối theo cách SUY NGHĨ à THU LƯỢM à TẠO DỰNG à CHỈNH SỬA à KẾT NỐI. Vậy làm sao để có tư duy sáng tạo, trước hết bạn phải cho mình những suy nghĩ tích cực và loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu bạn đó là bạn hãy cho mình là một người sáng tạo. Tạo ra môi trường sáng tạo và dành thời gian để sáng tạo hoặc tiếp xúc với những người có tư duy sáng tạo khác. Cách tốt nhất để sáng tạo đó là tiếp xúc với nhiều phong cách mới, đọc nhiều sách ở lĩnh vực mới mà mình chưa biết rồi sẽ tìm được một kết nối gì đó với vấn đề mà mình đang phải giải quyết. Nếu bạn muốn chui ra khỏi cái cũi của mình, hãy nhảy vào cái cũi của người khác.

Mảnh ghép thứ 4 Nhận biết tầm quan trọng của tư duy thực tế

“Trách nhiệm đầu tiên của một người lãnh đạo là xác định thực tế”, giống như việc trước khi đi đến mục tiêu phải xác định được mình đang ở đâu? Bạn phải có tư duy thực tế để xác định giảm thiểu những rủi ro phía sau rồi cho ra một mục tiêu và kế hoạch đúng đắn và tạo cảm giác an toàn. Làm thế nào để có tư duy thực tế? Trước tiên bạn phải thừa nhận sự thật, sự thật là thế nào bạn phải thừa nhận nó. Bạn phải phân tích thực tế để suy nghĩ được những cái lợi và cái hại, hình dung đưa ra được những cái kết quả tồi tệ nhất rồi điều chỉnh suy nghĩ của bạn cho phù hợp với tài nguyên của mình.

Mảnh ghép thứ 5 Giải phóng năng lực của tư duy chiến lược

“Hầu hết mọi người dành thời gian lập kế hoạch cho kì nghỉ hè của mình nhiều hơn là dành thời gian lập kế hoạch cho cuộc đời mình” Vậy bạn hãy lập kế hoạch cho cuộc sống của bạn và sống theo kế hoạch đó. Bạn cần phải có tư duy chiến lược bởi vì nó sẽ tối giản những khó khăn và giúp bạn đặt ra những câu hỏi đúng đắn. Tư duy chiến lược giúp bạn giảm thiểu sự sai số và có sự chuẩn bị ngày hôm nay cho một ngày mai khó định trước. Làm thế nào để có tư duy chiến lược? Để giải quyết vấn đề lớn đương nhiên bạn phải lấy câu chuyện bó đũa ra vận dụng, hãy chia nhỏ vấn đề ra, không có việc gì là quá khó nếu bạn chia nó ra thành nhiều việc nhỏ. Trước khi giải quyết vấn đề lớn bạn cũng nên trả lời câu hỏi tại saotại sao không trước khi trả lời câu hỏi làm thế nào. Tư duy chiến lược bạn cần phải có những phân tích đúng đắn để có được nhân lực phù hợp, vị trí phù hợp cùng với một kế hoạch hợp lý. Và đương nhiên bạn phải thực hiện tư duy chiến lược này hàng ngày, hàng ngày bạn phải kiểm soát những việc nhỏ để có được những việc lớn đi đúng hướng.

Mảnh ghép thứ 6 Cảm nhận năng lượng của tư duy triển vọng

“Không có việc gì đáng xấu hổ bằng việc nhìn một người làm một việc gì đó mà bạn nói là mình không thể làm được”. Tư duy triển vọng giúp bạn có thêm năng lượng để bạn không bỏ cuộc, bạn có thể vượt lên trên mức trung bình rồi cho phép bạn mơ những giấc mơ lớn. Làm thế nào để có tư duy triển vọng? Việc đầu tiên là không tập trung vào những việc không thể, nếu bạn muốn trở nên tích cực hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn là ổn. Tiếp theo là tránh xa những “chuyên gia”, nhiều khi những người được coi là chuyên gia thường ngăn cản những ước mơ của mọi người nhiều hơn bất kỳ ai khác. Và bạn phải tìm kiếm được cơ hội trong mọi tình huống, tìm kiếm những mặt tốt trong những việc người khác đang làm và áp dụng chúng. Và để có tư duy triển vọng bạn phải tìm kiếm cảm hứng từ những vĩ nhân, “một số người xem xét một việc đang xảy ra và hỏi tại sao? Tôi xem xét những việc chưa bao giờ xảy ra và hỏi tại sao không” – câu nói nổi tiếng của George Bernard Shaw.

Mảnh ghép thứ 7 nắm bắt những bài học của tư duy phản chiếu

“Nghi ngờ tất cả mọi việc hay tin tưởng vào tất cả mọi việc là hai giải pháp dễ chịu như nhau: Cả hai đều không màng tới tầm quan trọng của sự phản chiếu”. Có thể ví tư duy phản chiếu như “cái nồi hầm” trí óc. Nó khuyến khích những suy nghĩ của bạn được “ninh” một cách kỹ trước khi “ra lò”. Tư duy phản chiếu đem đến cho bạn một quan điểm chân thật, làm sang tỏ bức tranh toàn cảnh để đem đến sự toàn vẹn và trong sang về mặt cảm xúc suy nghĩ, và tang cường sự tự tin của bạn trong việc đưa ra các quyết định. Vậy, làm thế nào để áp dụng những bài học từ tư duy phản chiếu? Việc đầu tiên là bạn phải dành thời gian cho nó, “Một cuộc sống thiếu đi sự kiểm điểm là không đáng sống” bởi sự phản chiếu và sự kiểm điểm không đến một cách tự nhiên. Bạn luôn phải tập trung tránh sự sao nhãng, thường xuyên kiểm tra lại lịch hay sổ nhật ký của bạn, và trước một vấn đề cần có những câu hỏi đúng đắn. Câu hỏi càng tốt, bạn càng thu hoạch được nhiều vàng từ tưu duy của mình. Với tư duy phản chiếu, bạn viết ra những suy nghĩ tốt sau quá trình tư duy phản chiếu sẽ có được giá trị nhất định, nhưng không gì tốt hơn việc biến những suy nghĩ đó thành hành động.

Mảnh ghép thứ 8, đặt câu hỏi trước sự tồn tại của tư duy số đông

“Sự khó khăn không nằm nhiều ở việc phát triển những ý tưởng mới mà tập trung ở việc thoát khỏi những ý tưởng cũ”. Tại sao bạn nên thích thức sự tồn tại của tư duy số đông? Khi một người mù quáng chạy theo xu hướng, họ đã không tự mình tư duy. Tư duy số đông đôi lúc cũng đồng nghĩa với việc không cần phải suy nghĩ. Tư duy số đông chắc chắn sẽ chậm chạp trong việc áp dụng thay đổi, và thường chỉ mang đến kết quả trung bình theo công thức: Số đông = bình thường = trung bình. Tư duy số đông là kém nhất trong số những thứ tốt nhất và tốt nhất trong số những thứ kém nhất. Bạn phải từ chối tư duy thong thường nếu bạn muốn đạt được những kết quả bất bình thường. Vậy, làm thế nào để thử thắc sự chấp nhận của tư du số đông? Bạn cần phải suy nghĩ trước khi làm theo, bạn phải đánh giá cao những suy nghĩ khác với suy nghĩ của bạn, một trong những cách để nắm bắt sự đổi mới là học cách đánh giá cao những suy nghĩ của người khác. Liên tục thử thách những suy nghĩ của chính mình, thử những việc mới bằng những cách mới, thậm chí làm những việc cũ theo cách mới. Đương nhiên rồi tránh tư duy số đông bao giờ cũng không được thoải mái, bạn nên quen với việc đó. Chắc chắn trong những năm đầu, bạn sẽ không mắc phải sai lầm như mọi người nghĩ. Còn những năm sau, có thể bạn sẽ không được hoàn thiện như suy nghĩ của mọi người dành cho bạn. Nhưng sau những năm đó, bạn sẽ trưởng thành hơn rất nhiều.

Mảnh ghép thứ 9, Khuyến khích sự có mặt của tư duy chia sẻ

Tư duy chia sẻ

“Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta”. So với tư duy cá nhân thì tư duy chia sẻ nhanh hơn, cách tân hơn, mạnh mẽ hơn và mang đến giá trị trưởng thành hơn và lớn hơn. Tư duy chia sẻ là cách duy nhất để có được một tư duy vĩ đại. “Một người chỉ biết tự học một mình giống như là một kẻ ngốc so với một bậc thầy khi người đó biết tự học trong mối quan hệ tương tác chia sẻ”. Vậy, làm thế nào để khuyến khích tư duy chia sẻ? Với tư duy chia sẻ, đứng trước một vấn đề bạn hãy nghĩ: Ai trong số những người mình quen biết có thể giúp mình được việc này nhỉ? Tư duy chia sẻ, bạn phải đánh giá cao những suy nghĩ của người khác, bạn chuyển từ cạnh tranh sang hợp tác, cần có những người bạn đúng đắn để có thể chia sẻ được. Với việc chia sẻ thì mỗi quan hệ, mỗi cuộc gặp gỡ đều có thông tin và bạn phải cần có một cuốn sổ để ghi những việc cần làm khi gặp một ai đó.

Mảnh ghép thứ 10, Trải nghiệm sự sảng khoái của tư duy phóng khoáng

“Chúng ta không thể cầm một ngọn đèn và soi sáng con đường của người khác trước khi soi sang con đường của chính mình”. Tư duy phóng khoáng hướng đến việc hướng dẫn bạn cho đi và mang lại giá trị cho người khác hơn là nhận lại, giúp bạn gia tăng giá trị cho cuộc sống, “Người hưởng thụ thường khong nhận được hạnh phúc: chính những người cho đi mới nhận được nó”. Vậy, làm thế nào để có tư duy phóng khoáng, điều đầu tiên là bạn phải đặt người khác lên trước “Những người có sự khiêm tốn không nghĩ kém hơn về mình, họ chỉ nghĩ về mình ít hơn”, bạn cần phải cho đi một cách thầm lặng và vô danh. Với tư duy phóng khoáng bạn nghĩ đến tư duy cùng thắng.

Tôi thắng, bạn thua – Tôi chỉ thắng một lần.

Bạn thắng, tôi thua – Bạn chỉ thắng một lần.

Chúng ta đều thắng – Chúng ta thắng rất nhiều lần.

Chúng ta đều thua – Tạm biệt, đối tác.

Như vậy, bạn hãy cho đi khi bạn vẫn còn trên cõi đời này.

Mảnh ghép thứ 11, Đóng mừng sự trở lại của tư duy mấu chốt.

Trong bất kỳ tình huống nào, với công việc gì thì bạn cần phải tìm được mấu chốt của nó, khi biết điểm mấu chốt và muốn theo đuổi mục tiêu của mình với sự tập trung cao nhất. Tư duy mấu chốt giúp bạn đánh giá tất cả các tình huống, đem lại sự rõ ràng nhất, để ra những quyết định tốt nhất. Vậy, làm thế nào để có tư duy mấu chốt, đương nhiên rồi bạn phải xác định được điểm mấu chốt thực sự, rồi lấy điểm mấu chốt đó làm trọng tâm và tạo ra kế hoạch chiến lược để đạt được điểm mấu chốt đó. Bạn cũng phải đặt những thành viên trong đội thẳng hang với điểm mấu chốt, và gắn nó vào một hệ thống và giám sát những kết quả một cách liên tục.

Chúng ta hiện tại là kết quả của những gì chúng ta suy nghĩ

Kết thúc cuốn sách với 11 mảnh ghép về cách thức suy nghĩ, chúng ta nên nhớ rằng suy nghĩ à hành động à thói quen à tính cách à số phận. Chúng ta hiện tại là kết quả của những gì chúng ta suy nghĩ, mọi thứ đều bắt đầu bằng một suy nghĩ, những gì chúng ta suy nghĩ quyết định chúng ta là ai. Chúng ta là ai quyết định những gì chúng ta suy nghĩ. Những người vươn tới đỉnh cao nghĩ khác với mọi người, suy nghĩ là có thể học hỏi và thay đổi được. Vậy, tôi phải suy nghĩ, bạn phải suy nghĩ để thay đổi số phận của chính mình theo đúng tiêu đề như cuốn sách Tôi tư duy tôi thành đạt.

Chúc các bạn thành công và học hỏi được thêm những cách thức suy nghĩ từ cuốn sách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *