KHUYẾN HỌC

Khuyến học của tác giả Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản. “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi đề cập đến tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Tác phẩm đã làm lay chuyển tâm lý người dân Nhật Bản dưới thời Minh Trị, với tuyên ngôn “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, tác phẩm đã gây kinh ngạc và bàng hoàng cho đa số người dân Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng.

Phần 1: Đưa ra quan điểm và ý nghĩa của việc học

Fukuzawa cho rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, nếu có khác biệt chỉ là do học vấn. Trời không ban cho con người phú quý, mà chính con người tạo ra sự giàu sang phú quý. Con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trờ thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ.

Nhưng học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả. Đó là phải học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như học soạn thảo, ghi chép, học bàn tính, học cách cân đo đong đếm, học những môn học như Địa lý, Vật lý, Lịch sử, Kinh tế và đạo đức. Khi học nên đọc trực tiếp các nguyên bản gốc bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu được bản chất cơ bản của mọi sự vật. Học như vậy mới có ích cho cuộc sống, đó chính là “thực học”. Khi  học hiểu được bản chất rồi, lúc đó phải mạnh dạn dám nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận đối với đất nước, học để hiểu được trách nhiệm của bản thân. Mỗi người đều có mỗi bổn phận, do đó phải tự vun đắp tài năng, rèn luyện nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận đó. Để làm được điều này, ai ai cũng phải học chữ, học ngôn ngữ. Có chữ, biết ngôn ngữ sẽ lý giải được mọi đạo lý của sự vật.

Học vấn làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải được đạo lý của sự vật làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản thân. Đối với người không biết chữ không thể gọi là người có học vấn nên người đó không biết lý giải, không hiểu biết đầy đủ đạo lý của sự vật. Tục ngữ có câu: Đọc luận ngữ mà không biết luận ngữ (không biết ý nghĩa của lời lẽ, ngôn từ). Tức là dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào hành động thực tế thì cũng vô nghĩa. Không có gì đáng sợ hơn là kẻ ngu dốt, mù chữ để rồi cái thiện, cái ác không phân biệt nổi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách luật pháp, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng. Rồi khi con cái học lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải học, mài giũa tài năng và nhân cách, phải có thực lực để đứng vững trên địa vị và tư cách bình đẳng, để tranh đấu với những sai trái của xã hội. Đây cũng chính là mục đích của học vấn mà Fukuzawa muốn khuyên người đọc.

Fukuzawa cũng nhìn nhận được rằng, con người không nên cảm thấy thỏa mãn, bởi nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho riêng cá nhân mình thì thế gian này cũng không có gì khác khi mới có loài người. Mà phải nghĩ  thêm đến trách nhiệm xã hội, xây dựng xã hội. Nếu chúng ta thỏa mãn với riêng cá nhân mình thì xã hội ai xây dựng, làm sao phát triển được như ngày hôm nay. Người Trung Hoa có câu “Hãy dọn sạch cỏ ở vườn thiên hạ trước rồi mới dọn cỏ trong sân nhà mình”, ý nói đến ý chí mong muốn làm cái gì đấy có ích cho xã hội trước khi nghĩ tới mình. Trách nhiệm của chúng ta là phải để lại một cách sống động dấu tích của các hoạt động xã hội, phải tiếp tục truyền bá cho muôn đời sau.

Hãy học cách diễn thuyết có hiệu quả. Diễn thuyết để nói lên được ý kiến của mình cho người nghe và tranh luận nhằm nâng cao kiến thức. Kiến thức, phẩm hạnh của con người không thể trở nên thanh cao nếu chỉ có nói toàn lý luận cao xa, hoặc chỉ có nghe nhiều, biết rộng, mà không hành động gì cả. Bí quyết duy nhất để nâng cao kiến thức đó là không tự mãn. Con người luôn nhắm tới hình mẫu của những người thành đạt hàng đầu. Cứ nhìn thấy sở trường của người khác hơn bản thân là bứt rứt. Thế hệ sau bao giờ cũng muốn học tập vượt hẳn thế hệ trước. 

Tác giả còn đưa cho chúng ta quan điểm về cách tiếp cận các nền văn hóa, đó là phải tiếp thu có chọn lọc nền văn minh phương tây. Phương tây phát triển xuất phát từ tinh thần hoài nghi, họ tìm kiếm chân lý thường bắt đầu bằng sự hoài nghi. Tại Phương tây, cứ một học thuyết ra đời thì lại có học thuyết mới phản biện lại. Những cuộc tranh luận với các ý kiến, học thuyết khác nhau diễn ra liên tục không ngừng. Các bạn hãy đọc nhiều, suy nghĩ khách quan mọi sự vật, nuôi dưỡng trí thức, tìm kiếm sự thực tại, thực địa. Cái mà vừa mới tin ngày hôm qua thì hôm nay phải hoài nghi suy xét lại coi có còn đúng hay không và tìm cách giải quyết vào hôm sau.

Phần 2: Tinh thần dân tộc

Phần này các chương mà Fukuzawa muốn nói đến tinh thần con người. Tình trạng giàu nghèo, mạnh, yếu, dứt khoát không phải do mệnh trời hoặc là do ý trời mà ta đành cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực nên không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, hèn kém, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi, vỗ ngực giàu có. Thường xuyên tôi luyện ý chí tinh thần bản thân là rất quan trọng. Một ví dụ sinh động về so sánh tinh thần của binh sĩ Imagawa và binh sĩ của Napoleon đệ tam. Vào thời chiến quốc, Imagawa Yoshimoto, lãnh chúa của vùng Suruga thống lĩnh một đội quân lên tới hang vạn người tiến đánh Nobunaga Oda, lãnh chúa vùng Aichi. Nobunaga đã tổ chức mai phục tại khe núi Oke tỉnh Aichi, rồi bất ngờ tập kích đánh thẳng vào địa bản doanh và chém đầu Imagawa. Quân sĩ của Imagawa mất chủ tướng, hoảng loạn bỏ chạy như ong vỡ tổ. Sự nghiệp lừng lẫu một thời của Imagawa bỗng chốc tan thành mây khói. Trái lại, trong cuộc chisn tranh Pháp Phổ (1870 – 187x) xảy ra cách đây vài năm, lúc đầu quân Pháp thua trận, Napoleon đệ tam bị quân Phổ bắt làm tù binh. Thế nhưng quốc dân Pháp không vì thế mà tuyệt vọng. Họ tiếp tục chiến đấu với long quả cảm, tử thủ bảo về Paris bằng mọi giá cuối cùng buộc quân Phổ phải chấp nhận ký Hòa ước. Nhờ thế mà nước Pháp giữ được lãnh thổ toàn vẹn, không bị mất vào tay người Phổ. Trong mỗi con người phải có chí khí độc lập, nếu không có chí khí độc lập, tinh thần độc lập thì mọi hình thái của văn minh chỉ còn là hình thức, hoàn toàn vô dụng. Trên thế gian này, mọi sự vật nếu không tiến bộ ắt sẽ thụt lùi. Còn nếu nỗ lực thì không thể thụt lùi mà chắc chắn sẽ tiến về phía trước. Chẳng có sự vật nào lại không lùi không tiến mà chỉ giậm chân tại chỗ cả. Chúng ta đang đứng mũi chịu sào trong cơn cuồng phong, trong dòng nước xiết, chúng ta đang phải gồng mình chống chọi với cả một trào lưu đang làm thoái hóa xã hội. Nhiệm phụ của chúng ta thật khó khăn, nhưng chính lúc này đòi hỏi chúng ta phải có long quả cảm và tinh thần cương quyết.

Dũng khí của con người không sinh ra từ sách vở

Đọc sách là phương tiện nâng cao học vẫn

Học vấn là phương pháp tiến tới thực tiễn

Chính kinh nghiệm, sự từng trải sản sinh ra lòng quả cảm.

Tác giả cũng đưa ra quan điểm đối với quốc dân phài làm tròn bổn phận “một thân hai vai”, đó là mỗi người dân chúng tai phải có hai nhiệm vụ. Thứ nhất là lập ra chính phủ làm đại diện cho chúng ta, để bắt giữ kẻ xấu trong xã hội, bảo vệ dân lành. Thứ hai là thực hiện đúng sự thỏa thuận với chính phủ, tuân thủ pháp luật và được chính phủ bảo vệ. Đối với chính phủ khi làm luật thì cần phải đơn giản và rõ ràng nhưng phải nghiêm minh. Để giữ vững nền độc lập, để vận hành quốc gia trơn tru cần phải có đủ và cân bằng cả hai yếu tố “trong” và “ngoài”. “Trong” ở đây là khả năng điều hành đất nước của chính phủ và “ngoài” ở đây chính là sức dân. Cứ tạm coi ở đây là chính phủ là “sức sống vốn có” của quốc gia và sức dân là “môi trường kích thích từ bên ngoài”. Không có sự kích thích tức không có sức dân mà chỉ trông cậy vào chính phủ thì độc lập dân tốc không thể duy trì dù chỉ một ngày, do đó nền văn minh của quốc gia không thể tiến bộ nếu chỉ bằng quyền lực của chính phủ.

Quan điểm đối nhân xử thế việc đánh giá người khác, tác giả cho rằng đừng nên đánh giá người khác bằng suy xét chủ quan của mình. Mỗi con người đều có một cơ thể độc lập, riêng biệt so với người khác. Con người tự mình xử lý mọi hành vi của mình. Con người tự mình điều khiển được con tim, khối óc của mình. Con người tự biết phải làm gì và cố gắng ra sao.

Phần 3: Cuộc sống phải có trách nhiệm, niềm tin và hy vọng

Đã là con người, ai nấy cũng đều hy vọng vào tương lai. Không hy vọng thì không thể cố gắng mọi việc. Chúng ta không được phép mãn nguyện vì sự ổn định cỏn con.

            Đã quyết chí học hành thì phải học cho đến nơi đến chốn.

            Còn nếu theo nghề nông thì phải quyết trở thành hào phú

            Nếu làm thương nghiệp thì phải quyết trở thành thương gia

Cuộc đời con người không mấy khi suôn sẻ. Những việc không ngờ tới thường xảy đến. Công việc ít khi theo đúng kế hoạch đã định. Để tránh điều này phải suy nghĩ tới một phương pháp mà người ta không mấy để ý. Đó là trong công việc, cũng như trong học vấn của mình, cần phải xem xét lại xem từ trước tới nay cái gì đã làm được? Cái gì chưa làm được?  Thỉnh thoảng cần phải “tính sổ”, được mất những gì? Nói như trong thương mại là phải quyết toán thu chi. Hãy thử giở sổ sách thu chi của một thương nhân có tiếng là giàu có ra xem sao. So với số thu vào thì số chi ra gấp nhiều lần. Khoản chênh lệch này còn nhiều hơn so với tàn sản của anh ta. HÓa ra anh ta còn nghèo hơn cả những người ăn mày không một xu dính túi. Vậy mà tại sao mọi người trong xã hội lại không nhìn anh ta với con mắt như vậy. Chẳng cần phải nói ai cũng biết vì anh ta còn có được lòng tin của xã hội. Trong kinh doanh có lẽ lòng tin và sự tín nhiệm là quan trọng nhất. Con người, không phải cứ chỉ cần có năng lực và cũng không phải do có tài sản lớn là có được sự tín nhiệm. Mà sự tín nhiệm có được là kết quả của cả quá trình tích tụ dần dần bởi tài năng và trí tuệ, bởi tấm lòng chính trực, lòng thành thật của người đó. Đọc khuyến học của Fukuzawa, mỗi người đọc có những cảm nhận khác nhau. Với tôi đọc xong hiểu được tại sao ông lại được người Nhật tôn vinh là “Voltaire của Nhật Bản” và hình của ông được in trên tờ 10,000 yên (1 man Nhật), tờ tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật bản. Ông đã đưa ra quan điểm và ý của của việc học phải là thực học, học những gì cần cho cuộc sống. Ông đưa ra tinh thần người Nhật, ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Nhật bản trong thời kỳ Duy tân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *