Khi sử dụng tiền, nhất định phải biến trải nghiệm đó trở thành trải nghiệm đáng quý, từ đó bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và trở nên yêu mến đồng tiền.
Quan điểm tiền từ ngày xưa đã cho rằng “Nếu biết tin tưởng và giao phó thì sẽ sung túc, còn bất an và lo lắng chỉ khiến chúng ta nghèo khổ” hay sự giàu có, sung túc sẽ đến ở nơi không có lo âu, nếu muốn trở nên giàu có thì bạn không được lo lắng chuyện tiền bạc. Con người chính vì lo lắng mới làm việc và có thể trưởng thành. Những người giàu rất thích tiền, dù không có nỗi lo về tiền bạc nhưng họ vẫn hào hứng, đầy phấn khích trong việc kiếm thêm thật nhiều tiền và đang ngày càng giàu có hơn.
Chương 1: Tại sao có người trở nên giàu, có người lại không?
Một câu hỏi khách quan, đứng từ ngoài quan sát tại sao có người giàu người không?
Bởi vì, tiền chỉ tập trung ở nơi của những người vô lo (suy nghĩ tích cực về tiền), nơi tràn đầy niềm vui, tiếng cười. Mục đích cuốn sách làm cho bạn có suy nghĩ tích cực về tiền hơn để trở nên thích tiền và trở thành người giàu có. Có người đọc sách nhiều nhưng không hành động thì cũng không thể trở nên giàu có được, chỉ có những người sẵn sàng hành động mà không lo lắng chuyện tiền bạc mới là những người có cơ hội kéo ước mơ lại gần mình.
Suy nghĩ tích cực nghĩa là bạn tìm kiếm những điều tốt đẹp trong hiện thực trước mắt và hướng suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Dù có xảy ra chuyện gì thì hãy suy nghĩ tích cực mà tự nhủ lại câu “Nhờ nó mà mình đã học được nhiều kinh nghiệm hay”. Tư duy tích cực là thừa nhận cảm xúc tiêu cực à Rồi từ đó tìm ra điều tích cực (nhìn nhận sự việc xảy ra theo 2 mặt giống như đồng xu vậy).
Chương 2: Lý do tại sao chúng ta không thể trở thành người giàu có
Câu hỏi truy vấn lại với chính mình, tại sao mình chưa trở thành giàu có?
Để làm được như vậy thì bạn nên trả lời câu hỏi, Tại sao bạn muốn kiếm tiền (hay tại sao bạn muốn có tiền)? Nếu câu trả lời là để kiếm tiền khi lo về già ốm đau bệnh tật thì chắc chắn không thể trở nên giàu có. Bởi vì tiền rất ghét sự lo lắng, bất an. Nếu bạn đưa yếu tố “bất an” vào động cơ kiếm tiền, dù chỉ là một chút, nó cũng sẽ trở thành “năng lượng nghèo nàn”. Khi bỏ sự bất an sang một bên, bạn trả lời tôi kiếm tiền vì tôi muốn có cái A, cái B bạn cần phải muốn có cái gì cụ thể, muốn có cái nhà đẹp, muốn có cái xe sang tạo nên cảm giác phấn khích. Sử dụng khả năng tưởng tượng để hình dung mình đang ở vị trí giống những người giàu. Khi bạn có tiền và “quyền tự do lựa chọn” trong tay thì việc bạn dùng tiền để làm những việc bạn thích chẳng có gì là xấu cả. Bạn cần phải suy nghĩ được như người giàu “Tiền không phải là tất cả, nhưng nhất định phải có. Khi có rồi thì cuộc đời 100% sẽ hạnh phúc”. Những người mà không trở nên giàu có do họ rơi vào nghịch lý vừa nói “muốn có tiền” nhưng trong lòng lại “không thật sự muốn có”. Bạn cần phải bỏ nút thắt này, nếu không bạn sẽ mãi không thành người giàu được.
Tiền bạc chỉ chảy đến nơi mà con người nghĩ về đồng tiền một cách tích cực nơi không tồn tại sự bất an về tiền bạc. Có tiền à tiền sẽ đến. Những nơi mà con người luôn lo lắng chuyện tiền bạc thì nhất định tiền sẽ không chảy đến. Không có tiền à tiền sẽ không đến. Vì vậy dù thế nào cũng KHÔNG được nói ra câu “Thứ tôi cần không phải là tiền”, hãy suy nghĩ rằng “Tiền sẽ khiến mình có ích với người khác”. Một chân lý thực tế rằng, không cần biết là bạn có cần tiền nhiều hay không, chỉ cần bạn có nhiều tiền thì sẽ không còn gặp rắc rối nữa. Người luôn gặp khó khăn về tiền bạc là do đối với việc có tiền, họ không có cảm giác phấn khích, hào hứng mà chỉ toàn là bất an. Ngược lại, người sung túc tiền bạc thì không hề bất an và luôn mang suy nghĩ muốn có tiền trong tâm thế phấn khích, hào hứng. Cảm xúc phấn khích sẽ nảy sinh cảm giác “thích tiền”.
Tóm lại, như câu hỏi chủ đề của chương Tại sao ta chưa trở thành người giàu có, vì ta chưa thích tiền thật sự, chưa có cảm giác phấn khích và khao khát thích tiền. Chúng ta phải thích tiền như để thôi thúc ta phải làm việc, phải hành động thì mới giàu có được.
Chương 3: Vứt bỏ nỗi lo lắng về tiền bạc
Tạm thời bạn hãy quên chuyện tiền bạc đi, thay vào đó dốc hết 100% năng lượng, vùi đầu vào chuyện nên làm trước mắt. Nếu làm được như vậy thì từ người “không có tiền” bạn sẽ trở thành người “có tiền”. Bạn bỏ qua chuyện tiền đi mà hãy định giá cho hạnh phúc, khoảnh khắc bạn ngâm mình thư giãn trị giá 30.000 yên Nhật. Gương mặt bình yên khi đang ngủ của cọn bạn trị giá 25 triệu yên, Bạn vui đùa cùng bên con trị giá 10 triệu Yên, … Bằng cảm giác như vậy bạn hãy tự cảm nhận cảm giác sự giàu có của mình. Tất cả những giá trị này bạn hãy coi là gửi vào sổ tiết kiệm trên thiên đường. Bạn hãy trở nên giàu có, hãy trải nghiệm cảm giác giàu có, bạn thử dung một món hang sang đồ hiệu, sử dụng cây bút hang hiệu bạn cầm đi ký hợp đồng xem cảm giác mỗi lần dung nó sẽ thế nào? Sử dụng cái ví của mình giá trị, để mỗi lần thanh toán rút ví ra với cảm giác sang trọng làm sao, … Không phải là khi bạn trở nên giàu có mới ra vẻ giàu có mà dù không có tiền đi nữa thì cũng nên làm ra vẻ có tiền. Song song với nó, bạn hãy dừng lại những hành vi nghèo khổ “bạn càng tiếc rẻ những đồng xu nhỏ, càng mất đi những tờ tiền lớn”. Khi sử dụng tiền, hãy khẳng định tất cả, nếu bạn sử dụng tiền thì điều quan trọng chính là phải tuyệt đối khẳng định “Giá trị thu lại đáng giá hơn cả số tiền mình bỏ ra”, biến nó thành “những trải nghiệm thành công của bản thân”. Ngay kể cả khi bạn mua phải món đồ ăn đắt so với bạn nghĩ “Eo ơi, tận 3.000 yên mà vị có thế này”, nhưng nó vẫn đáng giá cho bạn vì bạn đã biết được mùi vị tệ hại đó để lần sau có thể tránh. Người không có tiền là người không có cái tôi, họ không phân biệt được những thứ cần thiết, và những thứ xa xỉ, họ ưu tiên những thứ xa xỉ trong khi cần thiết thì lại không lo. Đó là những người mà trước khi trả tiền nợ cho người khác thì tiện đường lại đi mua bộ quần áo mới. Những người như vậy chỉ lãng phí tiền vào thứ không thật sự cần thiết và có thể sẽ làm mất lòng tin của những người xung quanh và xã hội. Như đã nói ở trên bạn hãy hình thành thói quen gửi tiết kiệm vào sổ tiết kiệm trên thiên đường của mình. Với chuyện vui hạnh phúc thì đương nhiên có giá trị trong sổ tiết kiệm của mình, nhưng với những chuyện đau khổ bạn cũng có thể chuyển thành sổ tiết kiệm trên thiên đường. “Bạn” của hiện tại là do toàn bộ những kinh nghiệm trong quá khứ tạo thành. Đối với con người, dù là chuyện tốt hay chuyện xấu, tất cả đều mang tên “kinh nghiệm”. Và nếu bạn có thể biết ơn, nói lời “cảm ơn” với tất cả những kinh nghiệm đó thì toàn bộ kinh nghiệm sẽ được gửi vào sổ tiết kiệm trên thiên đường. Sổ tiết kiệm trên thiên đường đó không phải là không sử dụng được, chúng ta sẽ lấy ra với hình dạng “không phải là tiền”. Chẳng hạn nó sẽ xuất hiện trước mắt chúng ta với hình dạng “một ý tưởng mới” hay “một cuộc gặp gỡ tuyệt vời”.
Chương 4: Luyện tập sử dụng tiền
Sử dụng tiền trước khi kiếm ra tiền?
Tiền chính là một dạng của một đồ vật, bạn chỉ hiểu được tiền khi sử dụng nó. Khi trở thành người giàu, bạn sẽ bỏ hẳn cảm giác tiêu cực với đồng tiền, đi mua sắm không cần phải nhìn bảng giá mà chỉ cần bản thân thấy thích “A, đẹp quá” thì bất kể hàng hiệu hay không bạn sẽ mua ngay lập tức.
Một trải nghiệm khác khi sử dụng tiền đó là việc tham gia quyên góp, khi quyên góp bạn nhận được lại những lời cảm ơn, đó là những giá trị bạn có được để gửi vào sổ tiết kiệm trên thiên đường. Quyên góp, bạn sẽ có được cảm giác tiền càng tiêu đi thì sẽ càng nhiều thêm, trong khoảnh khắc đó bạn phát hiện ra rằng đó không phải là “tiêu thụ” mà là “đầu tư”, bạn học hỏi và trưởng thành từ đó, thì khi ấy số tiền bạn đã sử dụng nhất định sẽ tăng lên trong tương lai. Bạn hãy thử trải nghiệm để có được trong tay thật nhiều thứ đáng học hỏi trên thế giới này.
Sử dụng tiền với suy nghĩ rằng “chắc chắn rồi mọi chuyện sẽ ổn”. Bạn không thể nào dự đoán trước được tương lai sẽ ra sao, nhưng dù xảy ra bất cứ chuyện gì, dòng chảy của tiền bạc của bạn sẽ không bao giờ bị dừng lại hoàn toàn. Một trong những lý do để có được như vậy là luôn trau dồi giá trị gia tăng của bản thân. Mình cũng luôn phải khẳng định vững tin rằng “Tôi chẳng bao giờ gặp khó khăn về tiền bạc”
Chương 5: Tạo giá trị gia tăng cho bản thân
Để kiếm được tiền chính là việc tạo giá trị gia tăng cho bản thân.
Để trở nên giàu có, chúng ta không thể thiếu việc nâng giá trị của bản thân mình lên. Giá trị vốn có của bản thân, đó là giá trị mang tên “khả năng” mà bản thân đang có của long tự tôn khi hiểu được những giá trị đó. Với việc tăng giá trị của bản thân sẽ khuyến khích bạn nhận ra mình là người xứng đáng được mức thu nhập cao hơn nữa, và ngày càng phải cao hơn. Cứ như vậy lặp lại, thật sự bản thân bạn tin rằng “Mình xứng đáng nhận được nhiền tiền hơn” thì chắc chắn bạn sẽ có hành động cụ thể để chứng minh điều đó. Bạn phải tin vào giá trị của bản thân. Khi nghĩ rằng “tôi thật giỏi giang” thì tiền nhất định sẽ vào túi bạn. Để làm được điều đó, trước tiên bạn phải tập trung suy nghĩ về giá trị bản thân đi đã, xem “Mình nên bổ sung năng lực ở chỗ nào cho đủ?”, “Mình nên trau dồi, rèn luyện thêm ở chỗ nào?” sau đó nên trau dồi năng lực của bản thân để có thể xác định giá trị gia tăng của bản thân một cách chính xác và xứng đáng nhất. Giả sử bạn mang những đặc điểm khác với người xung quanh, nếu mài giũa nó trở thành một giá trị gia tang của mình thì không chừng nó sẽ trở thành một ưu điểm nổi bật của bản thân. Mọi người, đều mang trong mình quả trứng của giá trị gia tăng, chỉ là nó vẫn chưa nở ra mà thôi. Chỉ cần bắt nguồn từ “Mong muốn có ích cho ai đó” một cách có ý thức hoặc vô thức thay vì xuất phát từ việc “muốn kiếm lợi”. Giá trị gia tang là tứ do tự mình phải tìm thấy. Là thứ mà bạn phải thật sự đầu tư suy nghĩ để tìm ra, muốn tìm ra nó bạn phải trả lời được câu hỏi “Liệu có thể giúp ích cho ai đó không?” Nếu bạn là người đang đi làm và muốn trở thành giàu có thì hãy thử suy nghĩ đến việc làm tang giá trị trong công việc mình đang làm. Nếu bạn sống mà luôn suy nghĩ rằng làm thế nào để nâng cao giá trị gia tang của bản thân, làm sao để đem giá trị đó giúp ích cho người khác, thì dòng chảy cuộc đời sẽ chuyển sang chiều hướng tốt. Và từ đó bạn có thể đưa dòng chảy của tiền bạc đến gần mình. Trong xã hội này, những người có giá trị gia tăng cao thường kiếm được rất nhiều tiền, đó là điều chắc chắn.
Điểm khác biệt “Người trả lương” và “Người nhận lương”. Trong xã hội có hai loại người “Người trả lương” và “Người nhận lương”. Người ở phía nhận lương thường có mức thù lao cố định theo giờ, mỗi tháng họ đều nhận được tiền lương đều đặn, trừ khi công ty bị phá sản.. Người trả lương thì luôn mang cho mình những rủi ro, hôm nay như thế nhưng ngày mai mình có thể phải nhịn đói, người trả lương họ không mong cầu sự ổn định mà đã chọn lựa tình trạng cực kỳ bất an. Nhưng thong thường người trả lương sẽ có nhiều tiền hơn so với người nhận lương. Những người ở phía trả lương mang các giá trị gia tang và đang biến chúng thành “lòng tự tôn” và “sự tự tin”. Nếu có thể, tác giả còn khuyên mọi người nên trải nghiệm cảm giác “người trả lương”, người trả lương không chỉ trả tiền cho người nhận lương mà còn trả kèm theo đó là cảm giác biết ơn.
Để trở nên giàu có, bạn cần phải có lòng tự tôn hoặc sự tự tin, lấy giá trị gia tăng làm cơ bản. Mỗi ngày bạn hãy thử dung những thứ bạn hay sử dụng, thứ bạn hay chạm đến theo cách xa hoa một chút. Khi thử nghiệm, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy nó mang lại hiểu quả to hơn. Bạn cần phải tạo ra giá trị gia tăng cho bản thân, trở thành người tạo ra tiền bạc. Khi bạn nghĩ trên thiên đường có tiền thì bạn có thể sinh ra được tiền ở thế giới hiện thực. Chính vì vậy hãy làm cái gì đó và thử một lần trong đời “tạo ra tiền để làm được chuyện mình muốn”. Chắc chắn có những lúc bạn sẽ nhận thấy rằng “Cuộc đời mình thật có ý nghĩa khi học hỏi được nhiều thứ nhờ vào kinh nghiệm lúc cố gắng tạo ra tiền bạc”. Nếu là những người có giá trị gia tang và mang sự tự tin, lòng tự tôn trong mình thì nhất định họ sẽ làm được những điều phi thường. Tóm lại, khi đọc cuốn sách từ cách trả lời câu hỏi “Tại sao có người trở nên giàu, người lại không?”, rồi quay lại hỏi chính bản thân mình “Tại sao mình chưa thể trở thành người giàu có?” Rồi trả lời từ việc vứt bỏ nỗ lo lắng về tiền bạc, luyện tập cách sử dụng tiền hiệu quả, và cách tạo ra tiền bằng cách tạo ra những giá trị gia tăng cho bản thân. Khi tiếp thu được những điều này trong cuốn sách thì việc của bạn là phải hành động, vì cuộc sống bạn ngắn lắm, bạn chỉ được sống một lần, sống làm sao cho đáng sống. Hãy sống một cuộc đời không gặp khó khăn về tiền bạc